Chi tiết tin

A+ | A | A-

Độc đáo nghi thức cưới hỏi của đồng bào Ve

Người đăng: Admin TTVHTTTT Nam Giang Ngày đăng: 15:41 | 21/09 Lượt xem: 264

Trong lễ cưới truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số nói chung nghi thức lễ cưới là một phần rất quan trọng và mang nhiều ý nghĩa. Ngày nay, các đám cưới không còn khắt khe với nhiều phong tục, nghi thức phức tạp như trước đây. Đám cưới của đồng bào Ve ở huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam cũng vậy, bà con chỉ lưu giữ những nghi thức truyền thống cốt lõi nhất.

      Theo phong tục của người đồng bào, khi đến tuổi trưởng thành, nam nữ người Ve thường tìm hiểu nhau trong những ngày đi làm nương, làm rẫy, những buổi tối trăng tròn tụ tập cùng nhau ca hát các làn điệu dân ca, qua đó để tìm người thương và nên duyên vợ chồng.

Cũng như bao dân tộc thiểu số khác sống tại các huyện vùng cao, người Ve cũng dựa vào làm nương rẫy để phục vụ cho cuộc sống hàng ngày.

và những câu chuyện tình yêu đẹp cũng xuất phát từ những lần vào rừng tìm kiếm đó.

Theo lễ cưới truyền thống của người Ve, ngày cưới cũng sẽ được chọn vào ngày trăng tròn. Đây là dịp trăng đôi, hai nửa úp lại vào nhau, rất tốt cho việc kết hôn. Đôi vợ chồng sẽ không lẻ loi, đơn độc trong cuộc sống, họ sẽ sống với nhau trọn đời như 2 mảnh trăng khép lại thành hình tròn. Thời gian chuẩn bị lễ cưới nhanh hay chậm phụ thuộc vào kinh tế của gia đình.

Nhà trai chuẩn bị một mâm lễ cưới gồm: Heo, gà, cá, rượu cần, chiêng, ché.

Nhà gái chuẩn bị củi cưới là công việc quan trọng trong quá trình chuẩn bị đồ lễ cho hôn nhân.

Từ khi đồng ý, cô gái bắt đầu đi lấy củi tươi đem về nhà, để đến hôm cưới sẽ gùi sang nhà trai, ít nhất cũng phải 25 gùi củi. Đồng thời, chuẩn bị đồ dệt gồm tấm choàng, khố, váy, rượu cần, gà, cá…. và mã não, vòng bạc.

Chuẩn bị xong, người mối sang báo lại và thống nhất với nhà gái về ngày cưới cho đôi trẻ.

Nghi thức lễ cưới người Ve được diễn ra tại nhà trai. Theo phong tục vào ngày cưới, người mối mời nhà gái sang nhà trai dự đám cưới. Khi nhà gái đến cổng, trước khi vào nhà, nhà trai vẩy nước lần lượt lên từng người bước vào nhà, miệng cầu khấn cho hai bên gia đình cùng đoàn kết, làm ăn phát đạt, khỏe mạnh, sung túc…

Củi cưới của cô dâu được bố mẹ chồng đón nhận và đặt vào trong nhà. Nhà gái lần lượt đem củi cưới xếp quanh nhà trai (bắt buộc là củi tươi, vì đồng bào quan niệm, tươi tượng trưng cho sự sống, sinh sôi, do đó phải chặt củi tươi với đức tin đôi vợ chồng trẻ, gia đình nhà trai sẽ làm ăn phát đạt, hạnh phúc vững bền.

Sau khi nhận củi cưới thì nhà trai mời nhà gái ngồi thành vòng tròn và nghi thức lễ cưới được bắt đầu:

Nhà trai đặt mâm lễ cưới gồm cá, gà, heo, rượu cần... đưa cho ông mai mối trao cho nhà gái.

Nhà gái đặt lễ cưới cũng có rượu cần, gà, cá, những tấm tuốc, chiêng, ché đưa cho ông mai mối trao cho nhà trai. Sau đó ông mai sẽ làm chứng lời hứa của cô dâu chú rễ.

Chú rễ hứa sẽ cáng đáng việc gia đình, làm việc lớn và yêu thương vợ cho đến hết đời. Cô dâu cầm tay trên khúc củi và hứa sẽ yêu thương chồng con hết mực, vun vén gia đình, hoà đồng với họ hàng nhà trai.

Một yếu tố quan trọng nhất trong nghi thức cưới của người Ve. Ông mai mối đem đốt ruột thừa của gà, tiếng nổ càng to và giòn thì đôi vợ chồng sẽ được thần linh chứng giám và sẽ gặp được nhiều may mắn sau này. Sau khi đốt ruột gà, ông mai sẽ cắt đùi gà cho hai vợ chồng trẻ ăn và uống ngụm rượu cần đầu tiên trong ché.

Và sau đó là màn hát lý đối đáp giữa nhà trai, nhà gái như muốn gửi gắm cho con trai, con gái và hai gia đình.

Khi ăn uống, để chúc mừng cho đôi vợ chồng trẻ nên duyên, cả họ nhà trai và gái cùng nhau nhảy múa vui mừng, Người thổi đinh tút, người đánh cồng, người gõ chiêng, các cặp nam nữ nhảy múa vũ điệu truyền thống./.

Tác giả: Vơních Oang-VOV miền trung

Các tin cũ hơn:

Chính quyền điện tử