
Ảnh: Khu trung tâm hành chính huyện Nam Giang
Năm 2024, Đánh dấu chặng đường 75 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Nam Giang (28/6/1949 -28/6/2024).
Kế thừa truyền thống cách mạng, Nam Giang tập trung xây dựng Đảng ngày càng vững mạnh. Trong đó, chú trọng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; triển khai thực hiện hiệu quả Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng.Trên lĩnh vực xây dựng Đảng năm 2024, Huyện ủy Nam Giang hoàn thành ra mắt tập sách những sự kiện lịch sử huyện Giằng (1885 - 1975); công trình Lịch sử đấu tranh cách mạng và xây dựng xã La Êê (1945 - 2020); ra mắt Phòng truyền thống Đảng bộ huyện; sưu tầm, giới thiệu hơn 100 hình ảnh tư liệu về huyện Nam Giang qua các thời kỳ tham gia tập sách ảnh “Quảng Nam xưa và nay”.
Bên cạnh đó, thường xuyên tăng cường, đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua xây dựng “chi bộ bốn tốt”, “đảng bộ cơ sở bốn tốt”. Trong năm, toàn huyện đã kết nạp mới 114 đảng viên, vượt 3,6% chỉ tiêu Ban Thường vụ Tỉnh ủy giao.
Năm 2024, huyện đã tổ chức thành công Đại hội MTTQVN các cấp, trong nhiệm kỳ qua, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Nam Giang đã hoàn thành và vượt 100% các chỉ tiêu đề ra. Mặt trận các cấp đã vận động Quỹ Vì người nghèo được gần 2 tỷ đồng. Vận động và hỗ trợ xây dựng 31 nhà đại đoàn kết, tổng kinh phí 1 tỷ 240 triệu đồng; phát động ủng hộ kinh phí xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn huyện, giai đoạn 2023-2025 với số tiền: 1 tỷ 700 triệu đồng; ngoài ra hỗ trợ trao sinh kế 20 hộ, trị giá 200 triệu đồng (10 triệu đồng/hộ); hỗ trợ hộ gia đình nghèo, khó khăn đột xuất, hỗ trợ khám chữa bệnh hiểm nghèo, hỗ trợ gia đình bị thiên tai, hỏa hoạn… Vận động hàng trăm hộ dân tự nguyện hiến đất để làm đường giao thông và các công trình phúc lợi; nhân dân đóng góp hàng ngàn ngày công lao động, tiền của, vật tư... để xây dựng NTM.
Hằng năm, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp chủ trì, phối hợp tổ chức có 26 buổi tiếp xúc cử tri với Đại biểu Quốc hội và Đại biểu HĐND các cấp với trên 5.783 lượt cử tri tham gia. Mặt trận đã tổng hợp trên 1.312 ý kiến. Chủ trì tổ chức 65 diễn đàn công an lắng nghe ý kiến nhân dân; 35 cuộc đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với nhân dân đối với các chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội...

Trong năm 2024, huyện đã tổ chức Đại hội dân tộc thiểu số huyện Nam Giang lần thứ IV, đến nay, có dân số 26.686 người; trong đó, đồng bào các DTTS chiếm 80,46%. Huyện có 12 xã, thị trấn với 50 thôn; có 6 xã biên giới giáp với huyện Đắc Chưng, tỉnh Sê Kông, nước CHDCND Lào.
Những gian qua, được sự hỗ trợ của Nhà nước, nhiều chương trình, chính sách dân tộc được triển khai trên địa bàn, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS. Giai đoạn 2019 - 2024, huyện Nam Giang thực hiện hiệu quả các dự án thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững; thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc. Đến nay, 100% thôn có điện lưới quốc gia; 100% đường giao thông đến trung tâm xã, thị trấn được cứng hóa.
Cùng với đó, công tác đào tạo nghề được triển khai trên địa bàn, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS. Giai đoạn 2019 - 2024, huyện Nam Giang thực hiện hiệu quả các dự án thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững; thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc. Đến nay, 100% thôn có điện lưới quốc gia; 100% đường giao thông đến trung tâm xã, thị trấn được cứng hóa.
Về đào tạo nghề - giải quyết việc làm, giai đoạn 2019 - 2024 đã đào tạo, phối hợp đào tạo cho 1.381 lao động người DTTS với các lớp nghề trình độ dưới 3 tháng, trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng. Ngành nghề đào tạo chủ yếu là may công nghiệp, trang điểm, chế biến thức ăn, đan lát mây tre, nề hoàn thiện, trồng chuối, chăn nuôi gia súc... với tổng kinh phí đào tạo hơn 3,5 tỷ đồng.
Tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Nam Giang trong năm 2024 tiếp tục phát triển, huyện đã bám sát, tập trung chỉ đạo thực hiện "đẩy mạnh công tác cải cách hành chính và chuyển đổi số; nâng cao hơn nữa chất lượng xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện", bố trí nhiều nguồn lực để triển khai thực hiện chủ đề công tác; chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024, đạt và vượt 20/20 chỉ tiêu, trong đó 13 chỉ tiêu vượt.

Công tác thu, chi ngân sách nhà nước đạt và vượt chỉ tiêu giao, tổng thu nội địa thực hiện năm 2024 là 357,30/324,8 tỷ đồng, đạt 110% dự toán huyện giao, tăng so với cùng kỳ năm 2023 là 4,24%.
Năm 2024, nhờ triển khai đồng bộ các dự án giảm nghèo, hỗ trợ từ các chương trình mục tiêu quốc gia nên tỷ lệ hộ nghèo của huyện Nam Giang giảm vượt chỉ tiêu. Toàn huyện giảm 693 hộ nghèo (tương đương tỷ lệ 9,8%), bằng 177,7% chỉ tiêu nghị quyết, đạt tỷ lệ 192,5% so với chỉ tiêu tỉnh giao. Tỷ lệ hộ nghèo của huyện Nam Giang giảm xuống còn 25,76%.
Một trong những nét nổi bật trên địa bàn huyện trong năm 2024 là huyện đã đưa 53 lao động đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng, trong đó 43 lao động đi Lào, 9 lao động đi Nhật và 1 lao động đi Đài Loan; vượt 3 lao động so với kế hoạch đề ra.
Trong năm, huyện đã tổ chức 10 sàn giao dịch việc làm, tư vấn hướng nghiệp cho 900 lao động và học sinh THPT tại 7 xã gồm Tà Pơơ, Cà Dy, Chà Vàl, La Dêê, Đắc Pring, La Êê và Tà Bhing với 10 doanh nghiệp tham gia.
Như vậy, từ năm 2022 đến nay, huyện Nam Giang đã đưa 237 lao động đi làm việc tại Lào, 61 lao động đi làm việc tại Hàn Quốc, 15 lao động đi làm việc tại Nhật Bản, 1 lao động đi làm việc tại Đài Loan.
Lĩnh vực giáo dục và đào tạo luôn được quan tâm huyện Nam Giang tiếp tục phát triển về quy mô, chất lượng và hiệu quả. Đến nay huyện có 18/24 cơ sở giáo dục đạt chuẩn quốc gia (đạt 75%); 4/24 trường đạt kiểm định cấp độ 3 và công nhận trường chuẩn quốc gia mức độ 2 (16,7%).
Về công tác phổ cập giáo dục mầm non, trẻ 5 tuổi huy động ra lớp có 574/574 trẻ (100%); trẻ 5 tuổi hoàn thành chương trình giáo dục mầm non là 643/643 trẻ (100%); trẻ 5 tuổi khuyết tật có khả năng học tập được tiếp cận giáo dục là 4/6 trẻ (66,6%).
Đối với bậc tiểu học, trẻ từ 11 - 14 tuổi hoàn thành chương trình là 2.314 em (99,7%). Ở bậc THCS, tổng số học sinh được tuyển vào lớp 6 là 629/629 em (100%). Đối với công tác xóa mù chữ, Nam Giang trở thành địa phương dẫn đầu các huyện miền núi Quảng Nam trong công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ, góp phần nâng cao dân trí.
Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm và thực hiện tốt công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm và các chương trình mục tiêu về y tế - dân số, kế hoạch hóa gia đình. Trong năm 2024, tổng số lần khám, chữa bệnh trên địa bàn huyện là 34.614 lượt người chiếm 79.95 %; công suất sử dụng giường bệnh trên địa bàn huyện đạt 67.22%. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng được quan tâm, tỷ lệ trẻ em suy dịnh dưỡng thể nhẹ cân đạt chỉ tiêu NQ đề ra (đạt 12,4%/ so với chỉ tiêu NQ 12,6%); thực hiện 01/01 xã KH đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế (đạt 100% chỉ tiêu giao), nâng tổng số xã đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế là 9/12 xã đạt 75%.
Bên cạnh đó, Năm 2024, huyện tập trung mọi nguồn lực để các địa phương tập trung xây dựng các tiêu chí xây dựng Nông thôn mới. Huyện phân bổ cho các địa phương hơn 2,2 tỷ đồng (190 triệu đồng/xã) phục vụ phát triển nông nghiệp.
Đến cuối tháng 11/2024, toàn huyện đạt 177 tiêu chí nông thôn mới, bình quân 16,1 tiêu chí/xã. Xã Tà Bhing và xã La Dêê đạt 19/19 tiêu chí và đã hoàn thiện thủ tục hồ sơ gửi về tỉnh để thẩm định.
Huyện cũng ban hành quyết định công nhận 2 thôn đạt tiêu chuẩn thôn nông thôn mới kiểu mẫu là thôn A Liêng, xã Tà Bhing và thôn Công Tơ Rơn, xã La Dê.

Trong năm 2024, huyện đã tổ chức lễ phát động ủng hộ kinh phí xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn huyện.
Tại lễ phát động, gần 100 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, nhà hảo tâm và hàng nghìn cán bộ, công chức, chiến sĩ lực lượng vũ trang đóng góp hơn 1,7 tỷ đồng hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn huyện Nam Giang.
Tính đến cuối năm 2024, toàn huyện đã vận động và tiếp nhận được: 4.632.683.000 đồng (trong đó: huyện vận động 2.352.683.000 đồng; tiếp nhận từ Ban Vận động xóa nhà tạm, nhà dột nát tỉnh chuyển về: 2.280.000.000 đồng).
Đến nay, huyện đã thực hiện 1.010 nhà, còn 715 nhà trong năm 2025 tiếp tục triển khai thực hiện.
Công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số thực hiện hiệu có hiệu quả. Theo đó, huyện Nam Giang tiếp tục triển khai nhiều mô hình, giải pháp sáng tạo trên nền tảng số như, đã minh chứng rõ rệt cho quyết tâm chuyển đổi số một cách hiệu quả của huyện, tiêu biểu như mô hình “Công dân điện tử - Sử dụng giọng nói để thực hiện dịch vụ công trực tuyến” tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả huyện.
Tổng số hồ sơ được tiếp nhận, giải quyết trên địa bàn huyện qua trên hệ thống một cửa điện tử năm 2024 là 8.814 hồ sơ (trong đó hồ sơ trực tuyến là 8264 đạt 93,93%; giải quyết đúng hạn: 8787 hồ sơ đạt tỉ lệ 99,23%). Các chỉ số về phục vụ người dân, doanh nghiệp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ được được cải thiện rõ nét, đến ngày 18/11/2024, đạt 90,55/100 điểm, đứng nhất trong 18 huyện, thị xã, thành phố.
Nam Giang đã triển khai thực hiện đồng bộ có hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn huyện.
Huyện phấn đấu giải ngân vốn 03 Chương trình MTQG đến đến 31/12/2024 hơn 368,5 tỷ đồng đạt tỷ lệ 90%. Trong đó, chương trình xây dựng nông thôn mới 30,5 tỷ đồng, chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững 121,9 tỷ đồng và chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xă hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi 216,1 tỷ đồng.
Cùng với phát triển kinh tế, Nam Giang luôn quan tâm củng cố công tác quốc phòng, an ninh, theo đó, năm 2024, Tình hình ANTT, ATXH và ANBG Cửa khẩu luôn được đảm bảo, giữ vững và ổn định. Lực lượng chức năng của huyện và các Đồn Biên phòng bám sát địa bàn, nắm chắc tình hình, không để xảy ra các hoạt động địch xâm nhập lãnh thổ hoặc biên giới trái phép, chính quyền và nhân dân các xã biên giới tổ chức thành công ngày hội biên phòng toàn dân đảm bảo theo kế hoạch.
Công tác quốc phòng, quân sự địa phương chỉ đạo, triển khai kịp thời các nhiệm vụ giao: Tổ chức Lễ giao nhân, nhận quân huấn luyện chặt chẽ, đúng quy định, hoàn thành 100% chỉ tiêu giao quân; tiếp nhận 54 thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương; tổ chức thành công Đại hội thi đua quyết thắng LLVT huyện giai đoạn 2019-2024, Hội thao quốc phòng toàn dân năm 2024 và tham gia Hội thao quốc phòng tỉnh…
Công tác đối ngoại luôn được huyện Nam Giang tăng cường và duy trì các nội dung kết nghĩa với huyện Đắc Chưng, tỉnh Sê Kông và các huyện kết nghĩa như: Đại Lộc và huyện Ngọc Lặc tỉnh Thanh Hóa.
Thực hiện nội dung kết nghĩa, huyện Nam Giang đã sang thăm, trao tặng thuốc và vật tư y tế cho huyện Đắc Chưng (tỉnh Sê Kông, Lào) với tổng trị giá 500 triệu đồng.

Trước đó, tại huyện Đắc Chưng diễn ra hội nghị thường niên lần thứ 5 năm 2024 giữa huyện Đắc Chưng và huyện Nam Giang. Theo báo cáo, từ năm 2017 đến nay, hai bên phối hợp tổ chức tuần tra song phương bảo vệ đường biên cột mốc 29 lượt/488 lượt cán bộ chiến sĩ tham gia; quản lý chặt chẽ hoạt động xuất nhập cảnh tại cửa khẩu, phòng ngừa hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch, tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh khu vực biên giới.
Cùng với đó, năm 2024, nhân kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa (28/7/1949 - 28/7/2024), huyện Nam Giang và huyện Ngọc Lặc tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, khánh thành công viên văn hóa Nam Giang - Ngọc Lặc, huyện đã tổ chức đoàn công tác thăm và chúc mừng Đảng bộ huyện Ngọc Lặc nhân 75 năm thành lập Đảng bộ huyện.
Hai huyện đã phát động cuộc thi tìm hiểu “Lịch sử Đảng bộ huyện Ngọc Lặc 75 năm hình thành và phát triển” (27/8/1949 - 27/8/2024) và “Lịch sử Đảng bộ huyện Nam Giang 75 năm hình thành và phát triển” (28/6/1949 - 28/6/2024), thu hút sự tham gia của 7.597 bài dự thi tại Ngọc Lặc và 2.356 bài tại Nam Giang, ổ chức thi vẽ tranh cho học sinh tiểu học và THCS với chủ đề “Thiếu nhi Nam Giang với huyện Ngọc Lặc”, thu hút 34 em tham gia. Nhiều tranh vẽ ấn tượng về văn hóa, con người, quê hương Ngọc Lặc giúp các em hiểu hơn về mối quan hệ đoàn kết gắn bó đặc biệt Nam Giang - Ngọc Lặc...
Cùng với đó, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT trên địa bàn huyện được quan tâm, trong năm đã tổ chức thành công Liên hoan âm vang cồng chiêng lần thứ VI, với nhiều điểm nhấn là mỗi địa phương thực hiện không gian truyền thống trưng bày các sản phẩm đặc trưng của địa phương mình, phục dựng các lễ hội truyền thống và các món ăn, sản phẩm OCOP… ngoài ra, huyện đã phối hợp tổ chức nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ như đăng cai tổ chức hội thi tuyên truyền lưu động tại huyện Nam Giang, kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh, Ngày truyền thống bộ đội Trường Sơn (19/5/1959-19/5/2024), gặp mặt Ban dân vận Quảng đà. Năm 2024 cũng là năm huyện Nam Giang ghi dấu ấn với việc hoàn thành các tiêu chí đề nghị công nhận 2 xã Tà Bhing và La dê đạt chuẩn nông thôn mới, 2 thôn A Liêng, xã Tà Bhing và thôn Công tơ Rơn, xã La dê đạt chuẩn thôn nông thôn mới kiểu mẫu…
Với sự quyết tâm của chính quyền địa phương huyện Nam Giang! Chúng ta có thể tin tưởng năm 2025, các chỉ về công tác Đảng và chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội tại huyện miền núi Nam Giang đạt và vượt kế hoạch đề ra./.